Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng chi tiết và dễ thực hiện

cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng

Tủ điện 3 pha được xem là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy, khu công nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng điện. Trước khi tìm hiểu cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tủ điện 3 pha.

Tủ điện 3 pha là gì?

Tủ điện 3 pha được xem là bộ xử lý trung tâm của điện 3 pha vì nó đóng vai trò vận hành và điều khiển điện. Tủ điện 3 pha còn đóng cắt điện và bảo vệ các thiết bị cung cấp kịp thời. Thiết bị này còn giúp cho hệ thống điện an toàn hơn và dễ dàng tìm ra những sự cố khi xảy ra các sự cố về điện.

cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng

Tủ điện 3 pha có đặc điểm gì?

Tủ điện 3 pha có kích thước lớn từ 0.8 đến 2,2m, rộng từ 500mm và độ dày 1.2 – 3mm.

Tủ điện này được làm từ các vật liệu kim loại: tôn, thép, inox. Bên ngoài được sơn cách điện để đảm bảo cho quá trình sử dụng được an toàn và chống trầy xước. Dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng mà tủ điện 3 pha có kích thước hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Tủ điện 3 pha có nhiều mẫu mã khác nhau và thân tủ thường được sơn màu ghi và chân đế được sơn màu đen.

Trước khi tìm hiểu cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng, chúng ta cùng xem ở đâu dùng tủ điện 3 pha.

Ở đâu dùng tủ điện 3 pha?

Tủ điện 3 pha thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp sử dụng điện với công suất lớn là chủ yếu.

Tủ điện 3 pha thường chứa nhiều thiết bị điện bên trong nên việc sử dụng tủ điện 3 pha được sơn cách điện bên ngoài giúp an toàn hơn. Không chỉ việc, việc dùng tủ điện 3 pha còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian.

Trong sinh hoạt gia đình cũng có thể sử dụng tủ điện 3 pha nhưng phải dùng kèm với phụ tải điện áp vừa hoặc nhỏ hoặc dùng máy biến áp để chuyển điện 3 pha thành 1 pha. Tủ điện này có thể treo trên tường hoặc để trên sàn cố định vị trí sao cho việc dùng được thuận tiện.

Cấu tạo của tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha được cấu tạo bởi các thành phần như sau:

– Vỏ tủ điện 3 pha.

– Hệ thống khởi động từ.

– Bộ điều khiển trung tâm PLC và rơ le thời gian hoặc mạch điện tử.

– Những rơ le có công dụng bảo vệ: rơ le trung gian, rơ le nhiệt, dòng điện, điện áp,… và aptomat.

Để biết cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng không thể không biết sơ đồ tủ điện phải không nào. Cùng chúng tôi xem sơ đồ tủ điện 3 pha.

vỏ tủ điện

Sơ đồ tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha được khởi động theo hình sao tam giác. Khởi động theo cách này giúp giảm dòng điện động cơ hiệu quả(dòng điện khởi động của tủ điện thường vượt từ 2,5 đến 6 lần dòng điện định mức) . Bảo vệ động cơ và hệ thống phân phối điện.

Chức năng của tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có các chức năng chính như sau:

  • Tủ điện 3 pha được dùng như một thiết bị giúp điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống sử dụng điện hoặc các thiết bị sử dụng điện.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng tủ điện. Hầu hết các tủ điện 3 pha thường được sản xuất theo một quy trình hiện đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế IEC.
  • Cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị sử dụng điện hay hệ thống điện.

Tủ điện 3 pha có mấy loại?

Phân loại theo chức năng

Tủ điện 3 pha dân dụng – gia đình

Tủ điện 3 pha được lắp trong gia đình là một điều tích cực và đang dần phổ biến. Việc sử dụng các thiết bị điện ngày càng tăng cũng là một trong những nguyên nhân nên dùng tủ điện 3 pha dân dụng.

Việc điện quốc gia hay bị cắt do quá tải cũng tác động tiêu cực đến các thiết bị sử dụng điện. Do đó mà các bạn nên trang bị tủ điện 3 pha dân dụng cho gia đình để đảm bảo an toàn cho gia đình và tuổi thọ của các thiết bị điện.

Chúng ta sẽ cùng xem cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng ở phía dưới.

Tủ điện 3 pha công nghiệp

Tủ điện 3 pha công nghiệp được dùng thường xuyên trong các ngành công nghiệp như dệt may, cơ khí,… Tủ điện 3 pha công nghiệp phục vụ cho quá trình vận hành liên tục nên đòi hỏi tính bền bỉ của tủ điện.

Tủ điện 3 pha công nghiệp thường rất to và có sơ đồ vận hành phức tạp hơn tủ điện 3 pha dân dụng. Tủ điện này thường được lắp đặt gần nơi cần sử dụng điện.

mạng điện 3 pha

Phân loại theo vai trò

Dự vào các thiết bị điện được lắp trong tủ và các phụ tải mà người dùng có các cách sử dụng khác nhau. Sau đây là các tủ điện 3 pha được phân loại theo vai trò:

Tủ điện 3 pha điều khiển

Tủ điện này có chức năng bảo vệ và điều khiển các thiết bị cung cấp. Tủ điện này giúp đóng cắt điện trong các nhà máy, tòa nhà sử dụng điện 3 pha. Tủ điện này thường có kích thước lớn được trang bị giá đỡ, lỗ đi dây,…

Tủ điện 3 pha chiếu sáng  

Tủ điện 3 pha chiếu sáng thường dùng trong các hệ thống chiếu sáng công cộng như đèn đường, đèn công viên. Tủ điện này có thiết kế nhỏ gọn và đơn giản đo chỉ chứa thiết bị đóng cắt điện tự động cho việc chiếu sáng.

Tủ điện phân phối 3 pha

Tủ điện này có cấu tạo lớn và phức tạp hơn tủ điện 3 pha chiếu sáng. Tủ điện này giúp phân phối điện tới toàn hệ thống. Tủ điện phân phối 3 pha còn giúp tiết kiệm điện mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống điện chung.

cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng

Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng từng bước

Tùy vào mục đích và yêu cầu mà tủ điện 3 pha lại có nhiều cách đấu khác nhau. Sau đây là những bước đấu tủ điện 3 pha dân dụng cơ bản nhất:

1. Tính thông số kỹ thuật lựa chọn thiết bị cần dùng

Để lựa chọn tủ điện 3 pha phù hợp với quy mô sử dụng bạn cần tính toán tổng số điện năng tiêu thụ ở phụ tải. Quy mô có thể là nhà xưởng, công ty, xí nghiệp và phụ tải có thể là nhánh, aptomat, thiết bị sử dụng điện,…

Bước đầu tiên này là hữu ích cho việc tính được tổng số điện tiêu thụ mà chọn các thiết bị phù hợp tránh gây lãng phí hoặc thiếu hụt.

2. Thiết kế sơ đồ đấu tủ điện 3 pha và bố trí thiết bị điện

Việc thiết kế một sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất cần thiết trước khi lắp đặt tủ điện 3 pha phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Việc tạo một bản vẽ chi tiết, thông minh và hợp lý còn giúp tiết kiệm chi phí thi công hiệu quả. Nhờ sơ đồ này mà việc kiểm tra hay sửa chữa cũng rất thuận tiện.

3. Thi công và lắp đặt vỏ tủ điện

Sau khi chúng ta đã có sơ đồ nguyên lý và biết những thiết bị cần dùng thì chúng ta cần tính toán sao cho việc thi công vừa an toàn và thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của tủ điện.

Khi lắp đặt vỏ tủ điện cần thiết kế theo các nguyên tắc sau:

  • Những thiết bị như đồng hồ đo dòng điện,  đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị, điện áp phải luôn đặt trên cùng của tủ điện.
  • Những thiết bị thực hiện hành động điều khiển như công tắc và nút nhấn phải đặt ở bên dưới.
  • Để thuận tiện cho việc sử dụng, tất cả công tắc nên được đặt thành một hàng ngang trên cùng.

cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng

Chúng ta cùng đến bước 4 trong cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng.

4. Xếp các thiết bị trong tủ điện hợp lý

Ở bước này phụ thuộc vào kỹ năng của người thực hiện lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật của tủ điện. Khi lắp đặt cũng phải tuân theo bản vẽ, tính khoa học và thẩm mỹ. Việc này vừa đảm bảo khả năng vận hành và vừa giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

5. Đấu dây trong tủ điện 3 pha

Phân biệt đầu cốt bằng các màu đỏ, vàng, xanh. Bạn cũng nên đánh số trên các dây dẫn để tránh nhầm lẫn. Bạn nên bọc những dây tín hiệu vì nó có độ nhạy cao nên dễ bị nhiễu.

Lưu ý quan trọng dành cho bạn là nên đấu dây phần mạch động lực trước. Đấu dây phần điều khiển sau để đảm báo tủ điện hoạt động một cách tốt nhất.

6. Cấp nguồn và không chạy tải

Trước khi cấp nguồn điện với tủ điện, bạn phải kiểm tra lại tủ điện thật kỹ. Sau đó, hãy cấp điện cho tủ điện nhưng không chạy tải để bạn dễ phát hiện ra được cái lỗi sai và tránh hư hỏng phụ tải.

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng. Việc thi công và lắp đặt tủ điện yêu cầu người phải có kinh nghiệm, từng đấu nối và am hiểu kỹ càng. Như vậy thì tủ điện 3 pha mới có thể hoạt động được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *